Rau má chữa bệnh, làm đẹp
Người ta ước tính trong 100g dịch tiết rau má có 80% là nước, chất đạm protein, carbohydrate (mono, disaccharide), cellulose, cùng các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, canxi, phốt pho, sắt, β carotene hay còn gọi tiền vitamin A… Ở Việt Nam rau má được sử dụng rất phổ biến có thể ăn sống, nấu canh hoặc giã lấy nước hay éo lấy nước.
Hạ sốt
Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má kết hợp với lá ngải cứu đun nước uống hàng ngày, uống liên tục cho tới khi thấy các triệu chứng vàng da vàng mắt thuyên giảm. Rau má chữa tiểu ra máu, táo bón bằng cách giã nát vắt lấy nước uống hoặc đắp vào rốn.

Viêm họng và viêm amidan
Rau má giã lấy nước hoặc ép lấy nước hòa thêm chút muối hoặc dấm rồi uống từ từ chữa viêm họng.
Trị mụn nhọt vết thương ngoài da
Rau má có chứa hóa chất triterpenoids có khả năng sát khuẩn và tăng tốc độ chữa lành vết thương hở, tăng tái tạo tế bào da. Rau má còn có thể làm lành vết mụn nhọt, vết loét do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…
Làm đẹp da
Không chỉ giúp chữa lành vết thương ngoài da, rau má còn là loại mỹ phẩm tự nhiên có tác dụng làm đẹp quý giá. Nhờ tác dụng tổng hợp collagen của mô liên kết, nên dịch tiết rau má có tác dụng như một loại kem chống lão hóa. Cũng nhờ đó, rau má có khả năng làm liền sẹo, mờ sẹo trên da hiệu quả.
Tốt cho tim mạch
Hoạt chất Bracoside A trong rau má kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô gián tiếp làm tăng lưu thông máu, hạn chế các cơn đau tim. Mặt khác, rau má rất giàu chất xơ giúp hấp thụ bớt cholesterol máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch.
Các vi chất trong rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, tăng tính đàn hồi của thành mạch, qua đó phòng và chữa một số bệnh như giãn tĩnh mạch chi dưới, trĩ do giãn tĩnh mạch, phù tĩnh mạch chân.
Giảm căng thẳng
Hoạt chất Bracoside B trong rau má có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng cường các chất trung gian chuyển hóa (neurotransmitters). Cơ chế này giúp tế bào thần kinh, não bộ hoạt động tích cực hơn, giảm căng thẳng đồng thời tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ.

Triterpenoids trong rau má cũng có tác dụng làm giảm sự lo lắng và tăng cường hoạt động trí não. Đặc biệt các dẫn xuất của chất Asiaticoside trong rau má có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khi mắc bệnh Alzeheimer.
Chữa ung thư
Mang thai tháng thứ 3 được ăn rau má không?
Dù có vô vàn lợi ích kể trên nhưng không phải ai cũng dùng được rau má và biết cách dùng sao cho đúng. Nhiều chị em thắc mắc mới có bầu ăn canh rau má được không hay bà bầu ăn nhiều rau má có tốt không?

Các chuyên gia khẳng định rau má được xếp vào nhóm những loại rau kiêng kỵ cho bà bầu. Chị em có dự định sinh con nên tránh ăn rau má trong một thời gian bởi các thành phần của loại rau này làm giảm khả năng thụ thai.
Với bà bầu càng không nên ăn rau má dù là nấu canh, uống nước hay ăn rau má luộc bởi dễ gây sảy thai. Nguy cơ sảy thai càng cao đối với bà bầu ăn rau má trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tác hại khi dùng rau má không đúng cách
Rau má dù lành tính nhưng vẫn phải biết dùng sao cho hiệu quả. Nếu lạm dụng hoặc dùng sai đối tượng cũng gây nhiều hậu quả.
Không dùng rau má liên tục quá 1 tháng. Các chuyên gia khuyến nghị, một người chỉ nên uống một cốc nước rau má tương đương 40g rau má trong 1 ngày. Không dùng liên tục quá 6 tuần, nếu muốn dùng tiếp nên nghỉ tối thiểu 15 ngày.
Rau má không dùng cho người tiểu đường vì có khả năng làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Ngay cả người bình thường cũng không nên lạm dụng ăn rau má dễ làm tăng đường huyết.
Người tiêu chảy không dùng rau má bởi rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, càng khiến tiêu chảy nặng hơn.
Không dùng rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, insulin và thuốc tiểu đường…
Cách làm 3 món sinh tố rau má thơm mát
Hà Ly (t/h)
Nguồn: Baosuckhoecongdong.vn